Tình hình kinh tế thế giới thời hậu covid đang chuyển biến mạnh mẽ, trong đó việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, Ấn Độ…sang các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…diễn ra khá mạnh mẽ. Việt Nam đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay các nguồn lực kinh tế thì nhỏ lẻ chưa phát triển. Vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Tại sao doanh nghiệp gọi vốn FDI cần thẩm định giá?
Để thành công trong việc gọi vốn FDI hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại, một trong những bước quan trọng nhất là xác định chính xác giá trị hiện có của doanh nghiệp đó. Cụ thể việc thẩm định giá doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:
Xác định tính hợp pháp của doanh nghiệp đó
Là cơ sở để đánh giá quy mô, khả năng tài chính, kế hoạch kinh doanh, độ phủ thương hiệu, vị thế…của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn được lĩnh vực tiềm năng phát triển để đầu tư cũng như độ khả thi của khoản đầu tư, lợi tức từ khoản đầu tư đó.
Là cơ sở khách quan để so sánh giữa các Doanh nghiệp kêu gọi đầu tư FDI
Quy trình thẩm định giá Doanh nghiệp FDI
1. Xác định vấn đề
Thiết lập mục đích thẩm định giá
Phân loại doanh nghiệp, từ đó xác định hồ sơ cần cung cấp cho việc định giá doanh nghiệp đó.
2. Lập kế hoạch thẩm định giá
Xác định các bước thực hiện, nhân lực, thời gian thực hiện các bước hoặc toàn bộ quá trình thẩm định giá. Nội dung của kế hoạch thẩm định giá phải làm rõ được các tài liệu cần có để thu thập thông tin thị trường, các đặc điểm có liên quan tới hình thành giá trị doanh nghiệp, tiến độ nghiên cứu, đề cương báo cáo kết quả thẩm định…
3. Tìm hiểu thực tế doanh nghiệp và thu thập tài liệu
Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Thu thập thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp: Báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, Marketing, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…
4. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kêu gọi vốn FDI nói riêng thì việc đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là khâu rất quan trọng. Các mặt cần tập trung đánh giá bao gồm: sản xuất – kinh doanh, công nghệ – máy móc, trình độ nhân sự, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh…
5. Xác định phương pháp thẩm định giá, ước tính giá trị doanh nghiệp.
Thẩm định viên sẽ dựa vào các thông tin đã thu thập được của Doanh nghiệp để xác định phương pháp thẩm định giá phù hợp nhất.
6. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:
- Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ. Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau: Loại hình tổ chức doanh nghiệp; Lịch sử doanh nghiệp; Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành; Sản phẩm/dịch vụ; Thị trường và khách hàng; Biện pháp khắc phục rủi ro; Sự cạnh tranh; Nhà cung cấp; Tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình; Nhân lực; Quản lý sở hữu; Triển vọng đối với doanh nghiệp…
- Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định.
- Phương pháp thẩm định giá
- Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá, những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ.
- Phân tích tài chính
- Kết quả thẩm định giá.
- Phạm vi và thời hạn thẩm định giá
Đơn Vị Thẩm Định Giá Uy Tín – Chuyên Nghiệp
Công ty CP Đầu tư & Thẩm định Quốc tế Đông Dương là đơn vị hoạt động hơn 19 năm trong lĩnh vực thẩm định giá với kho dữ liệu thông tin dồi dào, đội ngũ chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp, có trình độ cao, quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, tối giảm chi phí thẩm định… Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn hóa, chuyên nghiệp và chất lượng trong hoạt động dịch vụ thẩm định giá hòa nhập quốc tế, INA cho ra mắt thương hiệu “Sunvalue”.
Vốn hoá tài sản cùng SunValue – Thương hiệu tiên phong số hoá về Thẩm định giá, cơ sở dữ liệu bất động sản hàng đầu tại Việt Nam:
- Với hơn 19 năm kinh nghiệm cùng hệ thống hơn 40 Chi nhánh – PGD tại Việt Nam, Mỹ, Úc.
- Hơn 10 triệu dữ liệu Bất động sản và hơn 5 triệu dữ liệu khách hàng...
- Giải pháp toàn diện & hiệu quả: Đầu tư, vay vốn, M&A, xác định giá trị tài sản,... tại Việt Nam & Mỹ, Úc
- Hệ sinh thái & mạng lưới các đối tác lớn về thẩm định giá & bất động sản: liên kết với các Tổ chức Tài chính với hơn 20 Ngân Hàng uy tín trong và ngoài nước, Quỹ tài chính, Công quyền...
- Quan hệ chiến lược với tác đối tác quốc tế: Hiệp hội Bất động sản thế giới (FIABCI), Hiệp hội thẩm định giá thế giới (Wavo), Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam (VVA),...
ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TRỰC TUYẾN NHANH CHÍNH XÁC VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY: https://dinhgiatructuyen.com.vn/
Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA)
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu