THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHO MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
Thẩm định giá trị doanh nghiệp trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) là công việc bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Bởi chỉ khi xác định được chính xác giá trị doanh nghiệp thì cổ đông hoặc nhà đầu tư mới nắm bắt được tình hình hiện tại của công ty trước khi quyết định có hay không mua trái phiếu đó.
Tại sao cần thẩm định giá doanh nghiệp trước khi phát hành cổ phiếu?
Trước hết, chúng ta đang nói đến việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với các đối tượng như:
- Đã và đang chuẩn bị Cổ phần hóa
- Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng
- Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty như sáp nhập, liên doanh, chuyển nhượng vốn, M&A, nhượng quyền kinh doanh…
- Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi phát hành cổ phiếu nhằm:
- Giúp nhà đầu tư, cổ đông xác định chính xác giá trị của công ty theo đơn vị tiền trước khi quyết định “xuống tiền” mua trái phiếu.
- Giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục pháp lý để phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)
- Giúp doanh nghiệp xác định lại tiềm năng phát triển, đặc biệt là thống kê lại các khoản nợ dự kiến như: các vấn đề về Thuế, các nguy cơ về tranh chấp tài sản…
- Giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có thể “thuyết phục” nhà đầu tư hơn.
- Sự thành công của việc phát hành trái phiếu lần đầu phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị các thủ tục pháp lý và các yếu tố khác. Nếu sự chuẩn bị này không được kỹ lưỡng thì các bên liên quan tới IPO có thể gặp phải những khó khăn, đồng thời giá trị cổ phiếu/trái phiếu của IPO đó sẽ bị giảm giá trị khi niêm yết.
Nội dung cần thẩm định giá khi định giá doanh nghiệp
Khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, đơn vị thẩm định giá cần đánh giá các yếu tố sau:
*Yếu tố chủ quan của Doanh nghiệp
- Các báo cáo tài chính: Đảm bảo độ chính xác, đầy đủ
- Tài sản cố định, vô hình: Xác thực giá trị hiện tại theo giá thị trường, tình trạng, và quyền sở hữu
- Nguồn nhân lực: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên
- Kế hoạch kinh doanh: Phân tích các chiến lược phát triển kinh doanh, bao gồm cả tính hiệu quả và không hiệu quả.
- Kế hoạch Marketing: Phân tích tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing, chi phí triển khai, đo lường thương hiệu…
- Lĩnh vực hoạt động: Phân tích lĩnh vực hoạt động của công ty, thực trạng và tiềm năng phát triển các lĩnh vực đó
- Đối thủ cạnh tranh: Xác định đối thủ cạnh tranh, các mối đe dọa đến sự phát triển của công ty
- Hệ thống quản lý nội bộ: Đánh giá sự hiệu quả, các tiêu chuẩn quản lý đang áp dụng.
- Các vấn đề về luật pháp - thuế, cơ cấu vốn…
Các hợp đồng kinh tế
Hệ thống các nhà cung cấp: Xác định độ tin cậy, các điều khoản thương mại, các rủi ro tiềm ẩn
* Các yếu tố khách quan
- Phân tích ngành
- Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia
- Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài.
- tham dinh gia doanh nghiep, IPO, định giá doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu lần đầu
Phương pháp thẩm định giá Doanh nghiệp
Theo tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12 (TĐGVN 12) có hướng dẫn về cách tiếp cận và phương pháp định giá doanh nghiệp. Trong đó cách tiếp cận trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Các đơn vị thẩm định giá, thẩm định viên có có thể sử dụng tất cả các cách tiếp cận để thẩm định giá doanh nghiệp. Mỗi các tiếp cận lại bao gồm các phương pháp thẩm định giá khác nhau, tổng hợp lại bao gồm các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp tỷ số bình quân
- Phương pháp giá giao dịch.
- Phương pháp tài sản
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu
- Tài sản vô hình của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp đang chuẩn bị tiến hành IPO thì việc xác định giá trị của tài sản vô hình là vô cùng quan trọng. Bởi với những tài sản hữu hình, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được qua nhwunxg ghi chép, tính toán, thống kê của kế toán hay cơ quan thuế.
Tuy nhiên đối với tài sản vô hình, các doanh nghiệp cần đơn vị chuyên môn trong ngành thẩm định giá để xác định chính xác nhất, tránh làm thất thoát giá trị chung của doanh nghiệp đó.
Xem thêm: Thực trạng thẩm định giá vô hình tại Việt Nam và các phương pháp thẩm định
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Hội thẩm định giá Việt Nam ban hành, tài sản vô hình bao gồm:
- Tài sản trí tuệ (thương hiệu, nhãn hiệu, Salogan, danh tiếng...)
- Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…).
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…).
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được).
- Các Tài sản vô hình khác.
Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA)