Thẩm định giá khoản nợ hiện nay là một vấn đề nóng đang được các Công ty, doanh nghiệp quan tâm, nhất là đối với các tổ chức ngân hàng thì việc phân tích, định giá khoản nợ càng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhu cầu thẩm định giá khoản nợ hiện nay:
Hiện nay, các ngân hàng đang có nhiều khoản nợ xấu mới. Nhưng khác với trước đây, nhiều khoản nợ xấu mới đến từ việc các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, mở rộng cho vay khoản đầu tư của tư nhân và cho vay bán lẻ, tài chính tiêu dùng. Hình thức cấp vốn này là mảng mang về lãi biên cao hơn nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cao hơn rất nhiều so với mảng tín dụng truyền thống.
Bên cạnh đó, nợ xấu còn bao gồm khối lượng nợ xấu tồn đọng chưa được giải quyết triệt để. Trên thực tế, thời gian qua các ngân hàng đã tích cực bán lại các khoản nợ xấu ra thị trường, nhưng việc xử lý nợ xấu không hề đơn giản. Nhiều khoản nợ xấu đã được rao bán nhiều lần, thậm chí các ngân hàng giảm giá vài chục phần trăm so với giá khởi điểm song vẫn khó kêu gọi được nhà đầu tư.
Chính vì thế, trên thị trường tài chính đang rất mong chờ các Công ty định giá độc lập có kinh nghiệm về thẩm thẩm định giá các khoản nợ, phản ánh đúng giá trị thị trường của khoản nợ. Tuy nhiên việc thẩm định giá các khoản nợ sẽ rất dễ bị thiếu chính xác và không phản ánh đầy đủ giá trị của khoản nợ nếu như các Công ty thẩm thẩm định giá chỉ thực hiện xác định lại giá trị tài sản đảm bảo và cho đó là giá trị khoản nợ.
Là Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, Công ty Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA) luôn nỗ lực nghiên cứu các vấn đề mới trong thẩm định giá nói chung cũng như về thẩm định giá khoản nợ nói riêng để thực hiện thẩm định giá một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Những trường hợp phải thẩm định giá nợ xấu:
Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc tthẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP có ba (03) trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, cụ thể:
- Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
- Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Theo Mai Thị Ngọc - Thẩm định viên
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA)
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu